SẢN PHẨM
Nano bạc
Kit đo nhanh
Kit đo chất lượng nước
Kit an toàn thực phẩm
Lấy mẫu khí thụ động
Lấy mẫu khí chủ động
Electrochemical research accessories
Dụng cụ điện hóa
Sách, Hộp thí nghiệm hóa
Dịch vụ
Cá cảnh
Tư vấn

KIT ĐO NHANH CHLORINE

0,1; 0,2; 0,3; 0,5; 1; 2, 5, 10 mg/l


Mã sản phẩm: 08Cl

Giá: 100.000 VNĐ

Số lần thử: 120 lần.

Phương pháp: DPD, đổi màu.

Thời gian thử
: 30 giây.

Ứng dụng: kiểm tra sự hiện diện của clo trong nước nuôi thủy hải sản, nước sinh hoạt, nước hồ bơi. Thích hợp cho nước ngọt và nước mặn.

Thành phần
: 20 ml thuốc thử, ống nghiệm, và hướng dẫn
Hiện trạng: có hàng.

Hướng dẫn sử dụng

1. Cho nước vào nửa ống.

 

2. Thêm 4 giọt thuốc thử. Đậy nắp, lắc kỹ.

3. Đặt ống lên tờ giấy trắng. Nếu nước có màu hồng là có clo.

TÁC DỤNG KHỬ TRÙNG CỦA CLO

TÁC ĐỘNG LÊN CÁC LOÀI THỦY SINH

Chlorine (clo) là chất ôxy hóa cực mạnh, được dùng để khử trùng nước, nhằm diệt hay bất hoạt các vi sinh vật. Các nguồn chlorine thương mại phổ biến là chlorine khí (Cl2), clorua vôi [Ca(OCl)2], nước Javen (NaOCl), dichloroisocyanurate natri (DCCA), triloroisocyanurate (TCCA), chloramine... Sử dụng chlorine hợp lý mang lại lợi ích thiết thực, nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẽ gây tác hại cho con nuôi, môi trường và con người.

Nước sinh hoạt cần có nồng độ clo ít nhất 0,2 mg/l để đảm bảo diệt khuẩn. Nồng độ clo tối ưu cho nước sinh hoạt là 0,5 mg/l. Nước hồ bơi cần có nồng độ clo cao hơn. Clo cũng được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, y khoa để khử trùng dụng cụ...

Clo được sử dụng phổ biến để xử lý nước nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm và cá tra thâm canh. Clo chỉ có hiệu quả khử trùng cao khi pH nhỏ hơn 6. Không nên dùng chlorine khi pH lớn hơn 7,5. Ngoài ra, không được bón vôi trước khi khử trùng nước. Để diệt vi sinh vật nước ngọt có thể dùng 1,5 mg/L của Cl (tương đương 7 mg/L của Ca(OCl)2 70%). Trong môi trường nước mặn và nước lợ, do độ pH thường khá cao nên khử trùng với nồng độ 6-8 mg/L của Cl (tương đương 15-20 mg/L của Ca(OCl)2 70%). Ngoài ra, chlorine còn được dùng để oxy hóa các chất khử trong nước như H2S, NO2- ... biến chúng thành các chất không độc. Để oxy hóa 1mg/L H2S, và NO2- cần dùng lần lượt là 8,5 mg/L và 1,5 mg/L của Cl. Sự hiện diện của hợp chất hữu cơ và chất khử vô cơ trong nước làm tăng liều lượng chlorine khi khử trùng.

Tác hại khi khử trùng nước bằng chlorine
Clo tồn lưu trong nước sẽ gây độc đối với tôm cá và các loài thủy sinh. Ở nồng độ 0,1 mg/L, clo tự do có thể gây chết hầu hết phiêu sinh vật biển và nồng độ clo tự do 0,37 mg/L có thể gây chết cá. Do đó, sau khi khử trùng nên sục khí mạnh để khử clo trong 3-5 ngày trước khi thả giống. Có thể khử clo bằng Na2S2O3, cứ 1 mg/L Cl cần dùng 7 mg/L Na2S2O3.5H2O.

Clo phản ứng với NH3 tạo nên chloramine (NH2Cl, NHCl2 hoặc NCl3), các hợp chất này bền, có thời gian lưu tồn lâu và cũng độc đối với sinh vật. Tương tự như NO2-, các chloramine gây ra chứng bệnh máu nâu và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu (cá bị nổi đầu). Do đó, không nên dùng clo để diệt tảo và diệt khuẩn cho ao đã có con nuôi, clo sẽ làm giảm sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá.

Chỉ nên dùng chlorine để khử trùng nguồn nước cấp vào đầu vụ nuôi. Không nên xử lý chlorine khi trong nước ao giàu dinh dưỡng và chất hữu cơ vào giữa và cuối vụ nuôi.

Vườn ươm Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ

Sở Khoa học Công nghệ - Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

CN 1: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, Đại học Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP. HCM

CN 2: 595/208A Cách mạng tháng 8, P.15, Q.10, TP. HCM

Điện thọai: 08-39700106, Đường dây nóng: 0985714580